Posted by : Unknown Chủ Nhật, 7 tháng 9, 2014



Đây là bài thuộc series bài chia sẻ kinh nghiệm cá nhân của mình, nó được viết vào những lúc rảnh rỗi, và theo quan điểm của mình tại thời điểm viết bài. Mình không hy vọng nó luôn đúng hay vẫn đúng sau 5 năm, 10 năm, tuy nhiên những kiến thức này được đúc rút từ kinh nghiệm chinh chiến của mình hàng chục năm, hy vọng có ích cho bạn đọc tại thời điểm nào đó trong cuộc chinh phạt nghành kinh doanh forex này.

Nói Forex là một nghành kinh doanh, trader cũng như một chủ thể tham gia vào thị trường với mong muốn duy nhất là kiếm tiền, trước khi có đủ kỹ năng để kiếm được tiền thì điều đầu tiền trong kinh doanh là làm sao tiện giảm được chi phí càng nhiều càng tốt. Nó sẽ tăng cơ hội sống sót cho "business" của bạn, tăng quãng thời gian bạn có thể chống trọi trên thị trường, đồng nghĩa bạn sẽ học được nhiều hơn, nếu tài khoản bạn hết tiền, đồng nghĩa "business" của bạn dừng lại, và đương nhiên bạn không còn cơ hội cọ xát với thị trường nữa, không còn cơ hội để học được những kinh nghiệm mà chỉ có thị trường thật mới có thể cho bạn. 

Vậy có những chi phí gì bạn phải trả trong khi kinh doanh Forex?

1. Chi phí nạp tiền

Các phương thức nạp tiền thông dụng nhất gồm chuyển khoản ngân hàng, nạp qua thẻ credit/debit, nạp qua tiền điện tử ( Skrill/ Perfectmoney.. ), nạp qua IB..

Thông thường các Broker không thu phí nạp tiền lần đầu tiên, nhưng những lần nạp tiền thứ 2. thứ 3.. sẽ thu phí. Phí đó bao nhiêu sẽ được thông cáo rõ trên website của họ. Thật ra mức phí này là để cover cho khoản ngân hàng phải chi trả cho ngân hàng khi chuyển tiền của bạn về tài khoản của họ. Các ngân hàng miễn phí cho lần đầu tiên mở tài khoản, bạn nạp tiền tùy ý không mất phí, nhưng lần nạp tiền thứ hai trở đi lại mất phí trung chuyển, quản lý...

Để tiết kiệm chi phí này, hãy sử dụng phương pháp nạp qua IB. IB họ có khoản đối ứng để sẵn tại sàn, và khi bạn nạp qua IB, họ có thể chỉ cho bạn cách để theo đúng luật, tuy nhiên cách này chỉ có 1 số IB lớn mới làm được.
Ngân hàng là đơn vị kinh doanh, hãy luôn nhớ điều đó, vì vậy, họ sẽ thu phí của bạn, cách này hay cách kia. Vì vậy chuyển khoản, credit / debit card.. khi sử dụng sẽ có mức phí nào đó.
Để tiết kiệm chi phí khi sử dụng các loại dịch vụ này, bạn chọn ngân hàng có tỷ giá quy đổi tốt nhất.
2. Chi phí rút tiềnRút tiền vốn chỉ có rút qua đường nạp vào, các sàn cũng thường không thu tiền phí rút, nhưng ngân hàng luôn thu. 

Muốn tiết kiệm chi phí này thì ngay từ đầu nên chọn đúng đường nạp tiền, vì đường rút vốn cũng chung đường đó mà.

Rút lãi thì bạn tùy chọn rút về đâu cũng được, chỉ cần đúng tên mình, nhưng thường thì rút về cùng được đã nạp luôn tiết kiệm hơn cả.
3. Chi phí spread / swapCái này bạn đọc bài spread / swap của mình viết trước đây nhé:

Spread là gì?

Swap và những điều chưa biết

4. Chi phí chi trả cho dịch vụ tín hiệu, quản lý tài khoảnKhi trader giỏi, có được tín nhiệm và chứng minh được khả năng trong kinh doanh forex, họ sẽ được nhiều tổ chức mời làm Signal Provider ( nhà cung cấp tín hiệu ) hoặc Account Manager ( người quản lý tài khoản )

Trader giỏi tự quyết định mức giá mà họ muốn "bán" chất xám của mình, và đó là giá mà nhà đầu tư phải cân nhắc trước khi "mua" sản phẩm đó trên quan điểm nhìn vào lịch sử giao dịch của trader giỏi, nghiên cứu tường tận xem liệu cách giao dịch đó có phù hợp với cách đầu tư của mình hay không, có phù hợp với điều kiện kinh doanh hiện có của mình hay không ( sàn mình có cho phép, spread có đủ thấp, swap có giống nhau, đòn bẩy có đủ.. )

Trong 2 dịch vụ trên thì dịch vụ tín hiệu là đơn giản hơn cả. Đại ý khi trader mua, hay bán, hay out lệnh, chỉnh lệnh, bạn được biết qua email hoặc được share investor password để nhìn được toàn bộ các lệnh Open / History của tài khoản trade. Và tự quyết có theo, hay không theo, theo ít, hay theo nhiều.. Dịch vụ này nghe đơn giản nhưng không hề đơn giản vì các nhà đầu tư thường tham lam, cho nên đánh lớn hơn Signal provier, lúc lãi thì lãi nhiều hơn, đến lúc lỗ đương nhiên sẽ "đi" nhanh hơn. Để tiết kiệm được khoản này chỉ có cách có tài khoản lớn bằng hoặc hơn tài khoản của Signal Provider , và chỉ đánh volume bằng với Signal Provider, khi đó bạn sẽ có số lãi bằng với số lãi của Signal Provider.

Hỏi: Signal Provider lãi có 2-4% / tháng, vậy sao đủ cho tôi?

2 - 4% / tháng là con số MƠ ƯỚC của tất cả các định chế, nếu bạn có cơ hội theo được tín hiệu của Signal Provider như vậy là quá đủ, không cần gì thêm. Nếu với 2-4% / tháng lãi bạn không đủ để trả tiền phí thuê xem dịch vụ hàng tháng? Đơn giản nghĩa là balance của bạn chưa đủ.
Dịch vụ quản lý tài khoản nghĩa là bạn giao tài khoản cho người ta, về cơ chế cũng tương tự, khác biệt duy nhất đó là bạn không phải trực tiếp vào lệnh và ra lệnh nữa, người quản lý làm luôn chuyện đó bằng tay hoặc qua phần mềm tự động như PAMM, MAM. Thường có 2 loại phí, phí quản lý và phí duy trì. 

Phí quản lý : Chi phí này thường giao động từ 15% đến 50% của số lãi tính theo balance vào cuối mỗi cchu kỳ. Thông thường tài khoản càng lớn thì % thu càng nhỏ. Chu kỳ càng dài thì % càng nhỏ.
Phí duy trì : Thường thu ngay 2% khi bạn nạp tiền lần đầu vào PAMM và mỗi năm đều thu 2%.

Các quỹ lớn thường sử dụng công thức 2 - 20 : Ngĩa là phí để bạn tham gia là 2% / năm tổng số tiền bạn để trong PAMM và 20% lãi mỗi tháng PAMM mang về cho bạn tính theo balance.

Những chi phí này đều nêu rõ trước khi bạn quyết định tham gia nên chẳng có cách nào thay đổi và tiết kiệm cả, nó cũng được tính toán tự động nên ít có sai sót. Tuy nhiên bạn cần cân nhắc rất kỹ vì nếu tài khoản không phù hợp, bạn rút ra giữa chu kỳ sẽ bị phạt rất nặng.
(còn tiếp)

Leave a Reply

Subscribe to Posts | Subscribe to Comments

Breakout System

Bài gần đây

Đầu tư trong lĩnh vực kinh doanh forex tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, và có thể không phù hợp với bạn. Được tạo bởi Blogger.

VietPips | Nhật Ký Forex